s1.png
Bạn đang ở: Trang chủ Tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật - Biển diễn quy ước bánh răng

TCVN 13:2008 quy định cách biểu diễn quy ước phần răng của bánh răng bao gồm trục vít - bánh vít và bánh xích. Tiêu chuẩn này áp dụng cho bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
Nguyên tắc cơ bản biểu diễn bánh răng (trừ trường hợp hình cắt dọc trục) như là một chi tiết khối đặc không có răng, nhưng có bổ sung bề mặt chia bằng nét chấm - gạch dài mảnh.

Xem chi tiết: Bản vẽ kỹ thuật - Biểu diễn quy ước bánh răng

CHÚ THÍCH Để toàn bộ các hình trong tiêu chuẩn này đồng nhất thì biểu diễn theo phương pháp góc chiếu thứ nhất (Phương pháp E). Cần hiểu rằng phương pháp góc chiếu thứ ba (Phương pháp A) cũng áp dụng giống như phương pháp đã được sử dụng mà không trái với nguyên tắc đã quy định.

 

Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng. Phần 1: Nguyên lý cơ bản, giới thiệu và các thông số ảnh hưởng chung

Tiêu chuẩn này trình bày các nguyên lý cơ bản, giới thiệu và các hệ số ảnh hưởng chung cho tính toán khà năng tải cùa các bánh răng trụ răng thẳng và răng nghiêng. Cùng với các tiêu chuẩn TCVN 7578-2 (ISO 6336-2), TCVN 7578-3 (ISO 6336-3), TCVN 7578-5 (ISO 6336-5) và TCVN 7578-6 (ISO 6336-6), tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp nhờ đó có thể so sánh được các thiết kế bánh răng khác nhau. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích bảo đảm tính nàng cùa các hệ thống truyền động bánh răng đã lắp ráp cũng như không sừ dụng cho những người làm công việc kỹ thuật phổ thông, mà dự định dành cho sừ dụng cùa người thiết kế bánh răng có kinh nghiệm, có khả năng lựa chọn các giá trị hợp lý cho các hệ số trong các công thức tính toán này dựa trên sự hiểu biết các thiết kế tương tự và sự nhận biết các ảnh hưởng cùa các hạng mục được thào luận.

Các công thức trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7578 (ISO 6336) được dự định sừ dụng để thiết lập một phương pháp thống nhất có thể chấp nhận được dùng cho tính toán độ bền chống tróc rỗ và độ bền uốn cùa các bánh răng trụ thân khai răng thẳng và rãng nghiêng.

Bộ TCVN 7578 (ISO 6336) bao gồm các quy trình dựa trên thử nghiệm và các nghiên cửu lý thuyết như các thừ nghiệm và nghiên cứu lý thuyết của Hĩrt|1], Strasserm và Brossmann P). Kết quà cùa các tính toán đánh giá theo các phương pháp này rất phù hợp với các phương pháp tính toán bánh răng đâ được chấp nhận trước đây (xem các tài liệu tham khảo [4] đến [8] cho các góc áp lực làm việc bình thường lên đến 25° và các góc nghiêng chuẩn đến 25°).

Đối với các góc áp lực lớn hơn và các góc nghiêng lớn hơn, xu hướng của các tích số YpYsYp và ZHZeZp không giống như các tích số trong một số phương pháp trước đây. cần lưu ý người sừ dụng bộ TCVN 7578 (ISO 6336) rằng khi sử dụng các phương pháp trong bộ TCVN 7578 (ISO 6336) cho các góc nghiêng khác và các góc áp lực khác, các kết quả tính toán cần được xác nhận bằng thực nghiệm.

Xem: Phần 1: Nguyên lý cơ bản, giới thiệu và các thông số ảnh hưởng chung 


   

Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng. Ứng dụng cho các bánh răng dùng trong công nghiệp

TCVN 12132:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 9085:2002.

TCVN 12132:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 60 Bánh răng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công b.

TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG TẢI CỦA BÁNH RĂNG THNG VÀ BÁNH RĂNG NGHIÊNG - ỨNG DỤNG CHO CÁC BÁNH RĂNG DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP

Các công thức quy định trong tiêu chun này được dự định sử dụng để thiết lập một phương pháp thống nhất chấp nhận được cho tính toán khả năng chống tróc rỗ và khả năng tải uốn của các bánh răng trụ răng thẳng hoặc răng nghiêng dùng trong công nghiệp.

Các công thức đánh giá trong tiêu chuẩn này không áp dụng được cho các loại hư hng khác của răng bánh răng như sự biến dạng dẻo, tróc rỗ tế vi, cà mòn, sự nghiền lớp tôi bề mặt, dính răng và mài mòn, và không áp dụng được trong các điều kiện có rung động ở đó có thể có sự phá hủy sườn răng không dự đoán trước được. Các công thức tính toán độ bền uốn áp dụng cho nứt gãy tại góc lượn của răng nhưng không áp dụng cho nứt, gãy trên các bề mặt làm việc của răng, sự hư hỏng của vành răng hoặc các hư hỏng của phôi bánh răng xuyên qua thân và mayơ. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các rằng được gia công tinh bằng rèn hoặc thiêu kết và cũng không áp dụng cho các bánh răng có vết tiếp xúc kém.

Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp nhờ đó có thể so sánh được các thiết kế bánh răng khác nhau. Tiêu chun này không nhằm mục đích bảo đảm tính năng của các hệ thống truyền động bánh răng đã lắp ráp cũng như không sử dụng cho những người làm công việc kỹ thuật phổ thông, mà dự định dành cho sử dụng của người thiết kế bánh răng có kinh nghiệm, có khả năng lựa chọn các giá trị hợp lý cho các hệ số trong các công thức tính toán này dựa trên sự hiểu biết các thiết kế tương tự và sự nhận biết các ảnh hưởng của các hạng mục được thảo luận.

Xem: Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng

 

TCVN 7583-1-2006: Bản vẽ kỹ thuật: Ghi kích thước và dung sai

TCVN 7583-1:2006 hoàn toàn phù hợp với ISO 129-1:2004

TCVN 7583-1:2006 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 10 - Vẽ kỹ thuật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Xem: Nội dung của tiêu chuẩn Bản vẽ kỹ thuật: Ghi kích thước và dung sai


   

Danh mục Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) 2017

Danh mục Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) 2017 do Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biên soạn, bao gồm danh mục toàn bộ 9550 TCVN, 650 QCVN- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia và 260 ĐLVN- Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam hiện hành được ban hành tính đến tháng 04/2017. Ngoài ra, Danh mục còn bao gồm danh mục các TCVN hủy bỏ của năm 2016 và 2017, danh mục các TCVN tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài hay danh mục các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài được chấp nhận thành TCVN. Danh mục TCVN 2017 được sắp xếp theo các lĩnh vực/chủ đề của Khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc gia phiên bản 2012 trên cơ sở chấp nhận Khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế (International Classification for Standards ICS) của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization fo Standardization ISO). Các thông tin liên quan đến hoạt động xây dựng, quá trình soát xét, chuyển đổi TCVN, QCVN,... theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật xin mời quý vị truy cập tại website của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (http://www.tcvn.gov.vn). Danh mục TCVN, QCVN mới ban hành được giới thiệu thường kỳ trong ấn phẩm "Thông tin phục vụ doanh nghiệp" (do Trung tâm Thông tin TCĐLCL xuất bản 1 tháng/1kỳ) hoặc tra cứu qua cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn do Trung tâm Thông tin TCĐLCL xây dựng và cập nhật tại địa chỉ http://www.ismq.org.vn.

Xem: Danh mục tiêu chuẩn Quốc gia 2021




 

Tài liệu về các phương pháp gia công

Tài liệu về các phương pháp gia công: Cắt bằng Plazma, bằng chùm tia điện tử, bằng điện cực dây, bằng điện hóa, bằng tia laser, bằng tia lửa điện, bằng tia nước, cắt gọt và tiện, gia công hàn, gia công mài, gia công nhiệt luyện, gia công phay, gia công áp lực, gia công đúc,...

Đọc thêm...

   


Hình ảnh về công công ty

Hình ảnh phân xưởng sản xuất


Hình ảnh sản phẩm



Các sản phẩm chính

Sản phẩm ngành giấy

Sản phẩm ngành thép

Sản phẩm ngành xi măng

Sản phẩm ngành ô tô và xe máy



5S và ISO của Thuận Phát



Lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay72
mod_vvisit_counterHôm qua1202
mod_vvisit_counterTuần này2905
mod_vvisit_counterTuần trước2689
mod_vvisit_counterTháng này1786
mod_vvisit_counterTháng trước12409
mod_vvisit_counterTất cả1637513