Ren hệ Inch có nhiều loại, điển hình vài loại như sau:
Chúng ta chỉ tập trung vào ren thường gặp nhất là Unified Screw Threads (còn được gọi là Unified national thread), loại này ký hiệu là UN, được dùng thống nhất giửa 3 nước Anh, Mỹ và Canada bắt đầu vào năm 1949 cho đến nay.
Loại này lại được chia nhỏ như sau.
UNC = Unified National Coarse Series
UNF = Unified Nationlal Fine Series
UNEF = Unified National Extra Fine Series
UNM = Unified National Miniature Series
Ví dụ với kí hiệu: 1/4-28 UNC-2B
2B: là ren lỗ (trường hợp ren trục là 2A).
1/4 =0.25′: là đường kính lớn nhất của ren, trường hợp này là đường kính chân ren.
28: là tổng số ren trên 1 inches, suy ra bước ren là 1/28 = 0.0357” =0.9071 mm.
UNC: là viết tắt của Unified National Coarse Series.
Tính toán:
Ví dụ với ren có kí hiệu: 8-32 UNC-2B
Đây là ren trong, số 8 và có 32 threads/inch
Trước khi bắt đầu, các bạn cần tham khảo bảng này trước. Bảng này rất hữu dụng, chúng ta sẽ lại dùng nó khi đến phần gia công và kiểm nghiệm ren.
Ở đây không có UNM vì đây là loại ren có đường kính ngoài cực nhỏ và được tính toán có phần khác.Nhưng loại này cũng ít khi gặp.
Như vậy ta thấy ” size ” của ren cũng như ” size ” của quần áo, đi từ 0 đến 12, tiếp theo đó là những phân số. Các bạn hãy để ý đến phần Major Dia và Minor Dia. Đây chính là đường kính ngoài và đường kính trong của ren.
Nhưng không lẽ đi đâu ta cũng kè kè cái chart này bên mình ? Tôi sẽ giải thích cách tính để có được cái chart trên, nếu các bạn nắm rỏ thì khi làm việc mà không có chart vẫn không bị trở ngại.
Đường kính ngoài
Cái này rất dể tính.Nếu để ý từ ren #0 đến ren #12 thì sẽ thấy Major Dia increments (tăng lũy tiến, không biết từ này đúng không?) bằng 0.013, bắt đầu với Major Dia của ren #0 = 0.060. Tiếp theo ren #1 = 0.060+.013=0.073 , rồi ren #2 = 0.060+.013+.013 =0.086
Công thức như sau :
Nominal Dia cũng đồng nghĩa với Major Dia.
Tiếp theo là các ren bằng phân số của 1 inch. Như ren 1/4-20 chẳng hạn thì Major Dia bằng 1/4 inch hay 0.250 inch
Quá dể để tính đường kính ngoài phải không các bạn. Các bạn chỉ cần nhớ duy nhất đường kính ngoài của ren # 0 là 0.060 và cộng thêm 0.013 cho mỗi một số kế tiếp.
Nhớ được điều này các bạn sẽ có thêm khả năng phân biệt kích cở của các loại bulong hay xác định chính xác kích cở của một cây tap cho dầu chữ ghi kích cở trên cây tap đã bị mờ. Phần này cũng sẽ nói sau.
Đường kính trong
Để tính đường kính trong ( Minor Dia ) chúng ta cần phải biết Pitch, bước tiến của ren và làm vài bài toán lượng giác “tìm sin lấy đối chia huyề “.
UN được biểu hiện bởi Thread per Inch cho nên để tính Pitch ta chỉ đơn giản chia 1 inch cho số threads của loại ren đó
Thêm cái hình này nữa là đủ cơ sở tính đường kính trong.
Như vậy chiều sâu H của ren được tính là:
H=1/2 tg 60 X Pitch = 0.86603 X Pitch
Lưu ý là Minor và Major Dia được tính ở chổ flat của đỉnh và đáy ren chứ không phải là ở chóp nhọn. Do đó khác biệt của đỉnh và đáy ( hay giửa Major và Minor Dia ) chỉ bằng 0.625 H mà thôi .
Trong lúc gia công ren trên máy phay CNC bằng helical milling với dụng cụ cắt thường có góc nhọn,người lập trình thường phạm lổi vì chỉ program bằng Major Dia mà quên cộng thêm vào phần chóp nhọn bằng 0.125 H như trong hình trên, nên thường bị undersize mà không hiểu lý do vì sao. Rồi thì cứ mở cutter comp để chỉnh nhiều lần cho đến khi con bulong tương ứng vặn vào được. Nếu ghi nhớ điều này thì có thể lập trình chỉ một lần.
Như vậy Minor Dia của ren # 8 sẽ là :
Minor D = Major D – 2 X 0.625 H
= 0.164 – ( 2 X 0.625 X 0.86603 X 0.03125 )
= 0.164 – 0.0338
=0.1302
Đây chính là giới hạn dưới của Minor Dia trong Chart ở phần trên.
Trong Solidworks, để thiết kế một lỗ (trục) ren hệ Inch ta làm như sau.
Ví dụ với một ren ống, bước đầu tiên ta vẽ một điểm để làm tâm cho lỗ, đó là Sketch2:
Có thể do thiết lập mà SW không cho thấy các sketch (sau khi đã thoát khỏi chế độ Sketch) nên ta không thấy điểm đó đâu nữa:
Khi tạo lỗ, ta hãy right-click Sketch2 và chọn Show để nó hiển thị:
- 16/07/2013 01:36 - Sản xuất thép tăng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu
- 16/07/2013 01:33 - Ngành kỹ thuật cao Việt Nam hứa hẹn nhiều triển vọ…
- 15/07/2013 02:02 - Sản xuất que hàn điện từ nguyên liệu phế thải
- 15/07/2013 02:01 - Sơn chịu nhiệt cho động cơ tên lửa “Made in Việt N…
- 20/03/2013 02:43 - Tổng hợp các phương pháp đo độ cứng
- 10/09/2012 00:44 - Lần đầu tiên Việt Nam chế tạo giàn khoan tự nâng
- 10/09/2012 00:39 - Ứng dụng nhiều công nghệ cơ khí chế tạo mới
- 25/06/2012 16:18 - Công nghệ mới chế tạo bánh răng hộp số cho xe tải …
- 25/06/2012 15:29 - Haas Automation sản xuất chiếc máy CNC thứ 125.000
- 25/06/2012 15:13 - THIẾT KẾ DỤNG CỤ CẮT