s3.png
Bạn đang ở: Trang chủ Tin tức Các giai đoạn phát triển của ngành cơ khí chế tạo thế giới từ thế kỷ XX đến nay

Các giai đoạn phát triển của ngành cơ khí chế tạo thế giới từ thế kỷ XX đến nay

Khoa học và công nghệ (KH&CN) cơ khí chế tạo của thế giới trong thế kỷ XX đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại như: Công nghệ thông tin, vật liệu nano, tự động hoá...
Khoa học và công nghệ (KH&CN) cơ khí chế tạo của thế giới trong thế kỷ XX đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại như: Công nghệ thông tin, vật liệu nano, tự động hoá... Trong kinh tế, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo vẫn đóng vai trò chủ đạo, góp phần làm thay đổi diện mạo thế giới,với trên 20 triệu doanh nghiệp đang hoạt động trên các châu lục, chiếm tới 28% số lượng việc làm và đóng góp 25% giá trị tổng sản phẩm của thế giới. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các giai đoạn phát triển của ngành Cơ khí chế tạo của thế giới từ thế kỷ XX đến nay và xu hướng phát triển trong tương lai
Từ năm 1900 đến 1910: Tại triển lãm Pari năm 1900 đã đề cập đến công nghệ gia công cắt gọt kim loại. Năm 1906, F.W.Taylor và M.White phát triển máy cắt gọt kim loại. Năm 1909, Hãng Ford áp dụng dây chuyền sản xuất tự động.
Từ 1911 đến 1930: Phát triển nhiều máy công cụ, dụng cụ và vật liệu chế tạo mới. Năm 1921, để đạt được các nguyên công hiệu quả, Hãng Ford bắt đầu thực hiện phép phân tích kỹ thuật lượng vật liệu cần thiết trong gia công chế tạo ô tô.
Từ 1931 đến 1940: Xuất hiện những phương pháp mới để phân tích các hệ thống điều khiển trong ngành cơ khí chế tạo.
Từ 1941 đến 1950: Năm 1946, máy tính điện tử đầu tiên dùng đèn điện tử (ENIAC) do J.W.Mauchly và J.P.Eckert chế tạo. Năm 1947, thuật ngữ Tự động hoá (Automation) được D.S. Header của Hãng Ford Motor đặt ra. Cuối năm 1949, bắt đầu áp dụng điều khiển tự động cho nhiều hệ thống, máy móc và quy trình khác nhau.
Thập kỷ 50: Đầu thập kỷ đã sáng chế ra mạch tích hợp (IC) và máy tính số đầu tiên. Năm 1952, phát triển kỹ thuật điều khiển số (Numerically Controlled-NC) và khởi đầu của máy công cụ. Cuối thập kỷ 50, tăng trưởng nhanh ngành điện tử và tự động hóa.
Thập kỷ 60: Năm 1960, lần đầu tiên sử dụng rôbốt công nghiệp do Unimate chế tạo và Ford thực hiện. Giai đoạn 1960-1972, bắt đầu áp dụng điều khiển số bằng máy tính CNC (Computer Numerically Controlled- CNC) nhờ tiến bộ của các máy tính mini dẫn đến việc nâng cao năng suất, chất lượng, độ chính xác đối với sản phẩm cơ khí chế tạo. Trong các năm 1965-1966, lần đầu tiên IBM và GM (General Motors) áp dụng điều khiển bằng máy tính cho dây chuyền sản xuất. Năm 1968, bộ điều khiển logic khả lập trình PLC (Programmable Logical Controllers) đã được thiết kế và sử dụng tại GM.
Thập kỷ 70: Đầu thập kỷ 70 đã gia tăng các nghiên cứu điều khiển số đối với các động cơ trợ động nhằm nâng mức độ điều khiển quy trình gia công. Năm 1971, M.E. Hoff sáng chế ra bộ vi xử lý đầu tiên Intel 4004. Năm 1973, đưa ra khái niệm ban đầu về chế tạo được tích hợp máy tính CIM (Computer Integrated Manufacturing). Năm 1974, Cincinati Milacron lần đầu tiên đưa ra thị trường rôbốt được điều khiển bằng máy tính mini. Giữa và cuối thập kỹ 70, H.Volckez phát triển chương trình thiết kế được trợ giúp bằng máy tính - CAD (Computer aid Design) và bắt đầu áp dụng chế tạo được trợ giúp bằng máy tính -CAM (Computer aid Manufacturing). Năm 1977, xuất hiện máy vi tính cá nhân.
Thập kỷ 80: Tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ trong lý thuyết điều khiển, hệ thống và trí tuệ nhân tạo như nhận dạng hệ thống, điều khiển ngẫu nhiên, điều khiển thích nghi, mạng nơron, hệ chuyên gia, logic mờ và quy hoạch tiến hoá. Hệ thống chế tạo linh hoạt FMS (Flexible Manufacturing System) ra đời, theo đó, nhiều loại sản phẩm được sản xuất trên cùng một dây chuyền.
Thập kỷ 90 đến nay: Việc sử dụng công nghệ CAD/CAM đại trà đã cho phép, chế tạo sản phẩm cơ khí nhanh hơn, chế tạo các loại máy công cụ có tốc độ cao, chính xác, thông minh và hiệu quả hơn. Năm 1995, sử dụng rộng rãi thiết bị điều khiển máy công cụ dựa vào PC, phục vụ cả các chức năng PLC và CNC. Cũng trong năm 1995, mở ra Pha 1 (1995-2005), Chương trình Quốc tế IMS (Intelligent Manufacturing Systems - Các hệ thống chế tạo thông minh) với sự tham gia của 300 công ty, viện nghiên cứu của ôxtrâylia, Canada, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thụy Sỹ.
(Theo Viện công nghệ Cơ khí & Tự động hóa)

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: